Trong một cuộc phỏng vấn gần đây của nghệ sĩ Mac Demarco, khi được hỏi rằng bản thân thích hiệu ứng guitar nào nhất, Mac đã không ngần ngại trả lời rằng: Đó là Vibrato. Thậm chí, anh còn chỉ ra rằng, nhiều người lầm tưởng rằng tiếng đàn đặc trưng của anh là do hiệu ứng Chorus tạo ra (và cả quả việc ảnh nhét giấy vệ sinh ngay dưới dây đàn và cạnh bridge đàn). Đây cũng là một điều đáng nghĩ trong giới chơi guitar, bởi lẽ Vibrato là một hiệu ứng không được sử dụng nhiều - nếu so với các hiệu ứng thuộc hệ modulation như univibe, chorus, drone, tremolo,... thậm chí còn là “bị quên lãng”. Thậm chí, Chorus lại là hiệu ứng nổi trội hơn - mặc dẫu lại là hậu bối của Vibeato. Song, Vibrato lại là một hiệu ứng thú vị, thậm chí có thể copy được một số hiệu ứng khác nếu biết căn chỉnh thích hợp. Vì thế, với mong mỏi mọi người cover nhạc của Mac Demarco nhiều hơn, hôm nay, chúng ta sẽ đi nghiên cứu về một trong những hiệu ứng thú vị nhất trong giới guitar - Vibrato!
I/ Slowed và Delay
Nếu các bạn để ý, dạo gần đây, đang có phong trào mix nhạc gọi là “slowed version”. Kiểu như No Surprises của Radiohead nhưng được kéo dãn ra, tạo cảm giác trầm kẽm hơn. Và nếu bạn tinh ý, có vẻ như điệu tính (ở đây chỉ một thuật ngữ trong âm nhạc) của bài hát bị thay đổi. Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể ví dụ với việc bạn chơi các bài hát trên đầu đĩa than với tốc độ chậm hơn hoặc xem MV với tốc độ 0.75x trên Youtube. Khá thú vị đúng không? Tiếp đến, trong giới guitar, chúng ta có một hiệu ứng rất cơ bản gọi là “Delay”. Đôi lúc một số biến thể của hiệu ứng này còn được gọi là “Echo”, song đều sử dụng chung một cơ chế là sử dụng một mạch điện có khả thu lại tiếng đàn của bạn mix nó với tiếng đàn của bạn sau khoảng n+1 mili giây. Thường thì khi họ nhắc tới “echo”, ở góc độ kỹ thuật, thì sự khác biệt với echo là tiếng đàn được thu lại đấy, còn được cho quay trở lại đầu bộ phận thu. Điều này tạo ra cảm giác vang tương đối dài, như đánh trong một không gian tương đối rộng như nhà thờ.
Vậy, Delay và Vibrato có gì liên hệ với nhau mà ta lại nói ở đây? Có thể nói rằng, công nghệ tạo ra hiệu ứng Delay lại là công nghệ nền tảng tạo ra hiệu ứng Vibrato. Trước khi Vibrato ra đời, người tạo ra hiệu ứng Vibrato lại mong muốn làm được một phiên bản hơi hơi “slowed version” của tiếng đàn guitar; và điều này có thể coi là bất khả thi. Bởi lẽ rằng, bài hát đã được thu trước và có thể hiệu chỉnh, còn tiếng guitar trên sân khấu thì… nó là thứ được đánh liên tục, không thể nào làm “dãn” được. Nhưng người ta đã tìm ra được cách, mặc dù nó không hoàn hảo cho lắm - đó chính là qua việc thu tiếng đàn và phát lại sau n+1 mili giây; tuy nhiên thời gian làm trễ này sẽ không được cố định như hiệu ứng delay mà sẽ bị thay đổi liên tục bởi một mạch điện riêng biệt mà người ta gọi là Low Frequency Oscillator - gọi tắt là “LFO”. Và holla, chúng ta có tiếng Vibrato.
II/ VIbrato của quá khứ và hiện đại
Khi chúng ta nói đến Vibrato, chúng ta thường nghĩ tới việc tiếng đàn bị bóp méo - mà theo thuật ngữ hay sử dụng - là bị “pitch-shift”. Nói sâu hơn về kỹ thuật, Vibrato có thời gian làm trễ tương đối thấp - vào khoảng 5 mili giây cho đến 50 mili giây - có thể coi là cực ngắn. Cho nên chúng ta có cảm giác tiếng đàn phát ra ngay lập tức. Và vì thế, Vibrato gắn liền với việc tiếng đàn guitar có cảm giác bị hạ xuống 0.x tông - với biến số x thay đổi liên tục. Tuy vậy, với bản tính tò mò của con người, nhiều hãng đàn đã thiết kế pedal trở nên phức tạp hơn, và đã có nhiều hãng “thử” mix tiếng vibrato và tiếng đàn gốc. Và kết quả sau nhiều lần thí nghiệm, chúng ta có một hiệu ứng được gọi là “Chorus”.
Một điều phải đáng lưu tâm là do nhu cầu của thị trường, nhiều hãng đàn đã thiết kế một số cục pedal có núm điều chỉnh việc mix giữa tín hiệu Vibrato và tín hiệu gốc. Đồng thời, việc sử dụng từ Vibrato và Chorus là không thống nhất trong giới guitar trong suốt hàng chục năm liền đã vô tình làm nhòa đi ranh rới giữa Vibrato và Chorus, và hai từ trên dường như chỉ một hiệu ứng “pitch-shift” tín hiệu với tông bị hạ thay đổi liên tục. Nếu nói không ngoa, “Chorus” giờ đây là một phiên bản hiện đại hơn của Vibrato. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn này vẫn còn nhẹ nhàng chán so với việc Vibrato bị nhầm với Tremolo trong thời kỳ Rockabilly còn thịnh hành - và người gây ra hiện tượng này chính là… Leo Fender - Founder của hãng đàn Fender nổi tiếng.
Bây giờ, chúng ta phải đến tới các kỹ thuật chơi đàn. Khi bạn “vibrato” dây đàn, đó dường như ám chỉ việc bạn rung dây đàn liên tục bằng ngón tay bấm phím đàn - vô tình thay đổi độ cao của của tín hiệu được phát ra. Khi bạn “tremolo” dây đàn, đó dường như ám chỉ việc bạn đánh một dây đàn liên tục như cái máy cưa, và đường nhiên không “vibrato” dây đàn. Kỹ thuật Vibrato tạo ra tiếng “nghéo nghéo” đặc trưng như Slash thuộc GNR; nên sau này, các cục có hiệu ứng Vibrato gọi bản thân là “Vibrato” vì nó có cảm giác như vậy thật. Tuy vậy, vào những năm 1960s, trước khi những cục pedal nhỏ gọn ra đời, người ta phải sử dụng các thiết bị cồng kềnh để tạo hiệu ứng cho guitar; và không hiểu sao lão Leo Fender ăn bù mê thuốc lú gì khi bán các thiết bị này mà lại ghi Tremolo thành “Vibrato” (và ngược lại) - để lại hậu quả tới sau này cho con cháu. Một điều còn bựa hơn, là cái ngựa đàn đặc trưng của Fender được gọi là “tremolo arm” - trong khi việc sử dụng nó lại làm thay đổi tông đàn. Troll không thể chịu được, cụ Leo Fender ạ.
Nhưng dù thế nào nữa, cục Vibrato nào cũng sẽ phải có hai núm Depth và núm Rate - đôi lúc gọi là Delay hay Time. Núm Rate khá là dễ hiểu, đơn giản là núm điều chỉnh thời gian Delay. Núm Depth, thì có sự phức tạp hơn khi nói về mặt điện tử, nhưng bạn cứ hiểu là nó điều chỉnh mạch điện gọi là LFO kể trên, thay đổi số lần biến thiên trong một khoảng thời gian của thời gian delay được đặt bởi núm Rate kể trên. Ngày nay, họ còn thêm núm Level để điều chỉnh tín hiệu bị delay mix với tín hiệu gốc - điều này vô tình tạo ra hiệu ứng Chorus thay vì Vibrato; và thêm một núm gọi là “Range” - cái này học hỏi từ Univibe, để điều chỉnh thời gian delay sẽ thay đổi ở mức bao nhiêu khi LFO gây ảnh hưởng tới núm Delay.
III/ Công nghệ để tạo ra tiếng Vibrato
Nếu ai đó muốn tìm hiểu sâu hơn Vibrato được tạo ra kiểu gì, thì tôi sẽ phải hỏi là “Vibrato bạn nói ở đây có liên quan tới Leo Fender không”? Bởi lẽ Vibrato của Leo Fender là Tremolo - như đã nói ở trên. Còn ở phần này, Vibrato thì lại ám chỉ hiệu ứng do cục Boss Vibrato tạo ra hơn. Và, thực sự mà nói, những cục Vibrato mà chúng ta đặt tên là “Vibrato” sử dụng ở thời đại này là sản phẩm của các chip điện tử delay - hay sinh viên Bách Khoa hay gọi là “Delay IC”. Các chip này có khả năng “thu” tín hiệu của tiếng guitar, và phát lại chúng sau khoảng n+1 mili giây.
Đi sâu hơn nữa, trước những năm 2000s, giới điện tử dùng một loại chip gọi là “BBD” do hãng Mitsubishi sản xuất - mà dân tình hay ví von nó là “Analog Delay”. Các chip “BBD” gọi là “Analog Delay” bởi lẽ thay vì biến tín hiệu guitar thành các đoạn mã nhị phân để lưu trữ, thì chip BBD lại có thể lưu trữ tính hiệu bằng cách “tích” hiệu điện thế của tín hiệu ở các thời điểm nhận được, và sử dụng một hệ thống các công tắc làm bằng transistor để “làm chậm” quá trình tín hiệu được đưa ra. Nhưng các bạn phải lưu ý rằng, số lượng công tắc kia là cực lớn, lên đến hơn 1000 chiếc; cho nên, trong nhiều trường hợp, tín hiệu đầu ra bị downgrade nhè nhẹ. Sự downgrade ở đây là cả về cường độ, pitch,... Đây cũng là lý do vì sao mà các cục Vibrato hay Chorus cổ thường có một vibe gì đó rất… lạ, nhưng vì sự downgrade đấy lại là thứ phù hợp với thứ mọi người đang tìm kiếm ở Vibrato và Chorus - khi họ thích pitch shift.
Đến khi công nghiệp bán dẫn đạt được các thành tựu vô cùng to lớn, thì những chip BBD lại được coi là lỗi thời. Bởi vì đa phần người chơi guitar, họ cần hiệu ứng Delay và Reverb hơn là Vibrato. Đồng thời, do sự xuất hiện của các hiệu ứng có phần tương đương như Univibe, Phaser,... được các guitarist khét tiếng khác sử dụng làm cho Vibrato dần dần bị lép vế. Sự downgrade của chip BBD lại là thứ không ai muốn trong Delay và Reverb - cho nên, một hướng đi mới hơn là sử dụng các con chip digital lưu trữ thông tin dưới dạng nhị phân để rồi tái tạo giường như có phần khả thi hơn. Và từ đó, BBD bị khai tử, và chính Mitsubishi và các tập đoàn bán dẫn từ xứ sở hoa anh đào lại tạo ra các con chip digital huyền thoại như M50195; M65830;...
Tuy nhiên, những con chip kia lại bị khai tử, một lần nữa . Và, một lần nữa, chip BBD dẫn trở lại thị trường với sự đòi hỏi lớn của thị trường. Tuy nhiên, do vấn đề công nghệ và nguyên vật liệu, các chip BBD mà chúng ta thấy trong những con Boss hay MXR ngày này dường như không giữ được sự “lofi” như tiền bối của mình - tuy nhiên đây không hẳn là vấn đề lắm. Đồng thời, cảm ơn sự phát triển của nền kinh tế - nhất là ngành bán dẫn, và bản thân sự phát triển của khoa học điện tử, đã có rất nhiều hãng cho ra đời nhiều loại chip digital có thể làm được nhiều điều thú vị hơn mà lại có mực ra rất phải chăng - dễ sử dụng. Chúng ta có thể khẳng định: giới guitar đang có rất nhiều lựa chọn về nguyên vật liệu để tạo ra một cục Vibrato.
IV/ Làm một cục Vibrato ở Việt Nam?
Khi ai đó hỏi tôi là “chế tạo một cục Vibrato có khó không”, tôi sẽ trả lời tôi có thể nói ngắn gọn rằng: Đây là điều khá là khó. Bởi lẽ rằng, một số loại chip để làm Vibrato tìm khá là khó hoặc bị làm giả/nhái bởi… các doanh nghiệp Trung Quốc; trong khi ở các nước Châu u, Nga, Hoa Kỳ thì khá là dễ dãng. Điều mỉa mai là Trung Quốc cũng là quốc gia sáng tạo ra một trong những series chip có chức năng delay nổi tiếng nhất thế giới (các bạn có thể tra tìm hiểu về series chip PT239X). Một lý do khác là do nhu cầu trong ngành điện tử về các loại chip này quá là thấp, đặc biệt là chip BBD - thứ được coi là tạo nên một cục Vibrato “tiêu chuẩn”. Các loại chip digital khác thì “tiền nào của nấy”, khó mà có thể tìm được con chip nào phù hợp để làm Vibrato mà gây màng túi. Nếu sử dụng các loại chip delay thông dụng giá rẻ tại Việt Nam, e rằng sẽ không đạt thời gian delay dưới 50ms, tức là không thể tạo ra tiếng Vibrato đúng chuẩn - bởi lẽ chúng được thiết kế để tạo delay hơn là vibrato. Nhưng mà chúng ta vẫn phải tiếp tục design, tweaking,…
Lets build all and create more!
0 Comments